8 lầm tưởng về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Khó thở là triệu chứng phổ biến của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Vì sao không phải ai cũng bị bệnh COPD khi hút thuốc lá?

5 yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh COPD

Mắc COPD, làm gì để tránh triệu chứng bùng phát?

Thảo mộc cho người bệnh COPD dễ thở

Chỉ người hút thuốc mới bị COPD

Mặc dù nguyên nhân chủ yếu gây ra COPD là do hút thuốc lá nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh. Di truyền và môi trường sống cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh COPD.

Không có phương pháp điều trị hiệu quả COPD

Trong thực tế, sáng kiến toàn cầu về điều trị COPD có thể ngăn chặn và kiểm soát các triệu chứng, làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt cấp COPD. Bệnh cũng được cải thiện khi người bệnh tăng cường sức khỏe, tích cực luyện tập thể dục thể thao.

 Thở oxy làm giảm tỷ lệ tử vong với những người bị COPD nặng

Hen suyễn là COPD

Hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính  hai căn bệnh hô hấp rất thường gặp. Nhiều người thường nhầm lẫn 2 bệnh này là một do đều gặp triệu chứng khó thở trong đợt cấp. Tuy nhiên, hen suyễn và COPD là 2 bệnh riêng biệt, nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của 2 bệnh này cũng khác nhau. Hen suyễn có thể phát triển ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên hơn. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính lại phát triển chậm theo thời gian và đa số những người bệnh thường sẽ nhận ra các triệu chứng khi ở độ tuổi 40 hoặc hơn

COPD là bệnh của tuổi già

Hiện nay số người mắc COPD chủ yếu ở độ tuổi từ 50 – 60, tuy nhiên có những người bị COPD do di truyền, bệnh có thể khởi phát sớm hơn. Người bệnh có nguy cơ mắc bệnh ở độ tuổi từ 32 – 41.

Không nên tập thể dục khi bị COPD

Nhiều bệnh nhân mắc COPD mong muốn giảm bớt những triệu chứng khó thở, nhưng vẫn ngại tập thể dục vì việc gắng sức luyện tập có thể làm nặng thêm triệu chứng bệnh của họ. Tuy nhiên tập thể dục có nhiều lợi ích với người bị COPD. Tập luyện thể dục, thể thao cải thiện khả năng gắng sức của người bệnh; Tập luyện giảm tình trạng khó thở và mệt mỏi ở người bệnh COPD; Chương trình tập luyện vẫn cải thiện khả năng tương tác xã hội và tập luyện nhìn chung làm giảm trầm cảm, cải thiện tâm trạng và tăng năng lượng...

Người bị COPD nên tập thể dục ở cường độ vừa phải. Háy hỏi ý kiến bác sỹ về kế hoạch tập luyện, bộ môn tập luyện thích hợp khi mắc bệnh. Bạn có thể ngạc nhiên về sự cải thiện các triệu chứng của mình sau khi bắt đầu luyện tập, kể cả khi bạn bị COPD ở mức độ nặng.

Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe ở người bệnh COPD

Chỉ có đàn ông mới bị COPD

Theo thống kê của các nhà khoa học, nữ giới chết vì COPD nhiều hơn nam giới. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục và gia tăng, vì số lượng nữ hút thuốc lá cũng đã tăng lên trong những năm gần đây.

Phụ nữ có nguy cơ mắc COPD cao hơn nam giới

Không quan hệ tình dục khi bị COPD

Nhiều cặp vợ chồng thường không quan hệ tình dục khi biết mình mắc bệnh COPD. Tuy nhiên trên thực tế người bệnh COPD vẫn nên quan hệ tình dục. Đối với người bị COPD, liệu pháp oxy sẽ giúp giảm thiếu oxy máu và giảm bớt cảm xúc âu lo. Sau khi điều trị hiệu quả, khả năng tình dục COPD sẽ được cải thiện. 

Tổn thương phổi do CPOD có thể cải thiện sau khi ngừng hút thuốc

Một khi được chẩn đoán, những tổn thương phổi là không thể hồi phục lại như lúc ban đầu. Tuy nhiên bỏ hút thuốc lá sẽ làm chậm sự tiến triển của bệnh và giúp kéo dài tuổi thọ ở những người bị COPD. Nếu bạn bị COPD và tiếp tục hút thuốc lá thì nguy cơ tử vong vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của bạn sẽ tăng lên khoảng 12 lần.

Thanh Tú H+ (Theo VeryWell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp